(1 đánh giá của khách hàng)

Trà Vối

TỪ: 212.000 

  • Trà Vối là sự kết hợp của vối, trà và cỏ ngọt
  • Mùi thơm dịu nhẹ, ngọt ngào. Vị vối đặc trưng, màu nâu đỏ.
  • Hương thơm ngai ngái đặc trưng của nụ vối, vị ngọt thanh của cỏ ngọt.
  • Trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin, một số chất kháng sinh
  • Phù hợp uống để giải khát, dành cho người lớn tuổi.
Loại Hộp
Chọn lại

Mã: N/A Danh mục: Từ khóa: ,
 

Mô tả

Người Việt xưa thường đun nước lá vối để uống hàng ngày vì tin rằng nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thói quen đó vẫn tiếp tục cho tới ngày nay. Bạn có thể dùng trà vối thay cho nước trà xanh để giải nhiệt và giảm các triệu chứng khó tiêu.

Vậy, các tác dụng của lá vối có giống như lời đồn hay không? Cùng Trà Việt khám phá điều này thông qua các kết luận của y học, cũng như lý do tại sao bạn nên lựa chọn trà vối để uống hàng ngày!

Cây Vối Là Cây Gì?

Cây Vối Sinh Trưởng Chủ Yếu Ở Miền Bắc

Cây Vối Sinh Trưởng Chủ Yếu Ở Miền Bắc

Trước đây, cây vối chủ yếu sinh trưởng ở miền Bắc nước ta. Nhờ các tác dụng sức khỏe đã được công nhận, người ta bắt đầu trồng cây vối ở nhiều nơi.

Cây vối là cây thân mộc có vỏ cây màu đen, có hoa màu trắng, quả màu xanh và đỏ. Cây trưởng thành cao khoảng 6m, tuy nhiên, bạn vẫn có thể trồng những cây con cao khoảng 1 – 2 m tại nhà.

Theo truyền thống, người ta đun sôi nước với lá vối tươi để lấy nước uống hàng ngày. Đối với quả vối (nụ vối), bạn cần rửa sạch và phơi khô chúng để loại bỏ nhựa vối, sau đó cũng đun sôi lấy nước uống.

Nước vối có mùi thơm dịu nhẹ, vị ngọt thanh tao. Nó là một thức uống phổ biến và dễ uống đối với mọi lứa tuổi.

Trà Vối Của Trà Việt Có Gì Đặc Biệt?

Công Thức Sáng Tạo Từ Nụ Vối, Hồng Trà, Và Cỏ Ngọt

Công Thức Sáng Tạo Từ Nụ Vối, Hồng Trà, Và Cỏ Ngọt

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm một vị trà thảo mộc mới lạ và sáng tạo, nhất định không được bỏ qua công thức hồng trà vối của chúng tôi!

Trà Việt kết hợp nụ vối, hồng trà và cỏ ngọt. Trà vối có mùi thơm dễ chịu của lá vối, vị chát dịu đặc trưng của hồng trà, và vị ngọt thanh của cỏ ngọt. 

Mùi quả chín của hồng trà cùng sẽ làm dịu đi mùi ngai ngái của vối. Đây là một thức uống tốt để giải khát cho người lớn tuổi và những người muốn thưởng thức nước vối theo một cách mới.

Thành phần:

  1. Nụ vối
  2. Hồng trà
  3. Cỏ ngọt

Trà vối ngon phải luôn sạch sẽ, không lẫn tạp chất. Khi mở túi trà, bạn sẽ ngửi thấy được mùi thơm đặc trưng của cây vối.

Trà Lá Vối Có Tác Dụng Gì?

Nước Nấu Từ Lá Cây Vối Có Nhiều Lợi Ích Cho Sức Khỏe

Nước Nấu Từ Lá Cây Vối Có Nhiều Lợi Ích Cho Sức Khỏe

Nước vối đã được sử dụng trong y học cổ truyền cho nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt là đối với bệnh cúm, bệnh ngoài da và các tình trạng tiêu hóa.

Các nghiên cứu hóa thực vật đã xác định được tổng số 86 hợp chất tự nhiên từ lá và nụ hoa của cây vối, bao gồm triterpenoid loại oleanane và ursane, flavonoid C-methyl hóa, và phloroglucinol đa vòng.

Nụ và lá vối chứa tannin, vitamin và các chất hóa học có tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn như: Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella, Bacillus subtilis… Những thành phần này an toàn để dung nạp mỗi ngày, mang lại cho bạn nhiều lợi ích dưới đây:

1. Ổn Định Chức Năng Tiêu Hóa

Các tài liệu trong y học cổ truyền Việt Nam đã ghi lại rằng lá và nụ vối được dùng để chữa các bệnh tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Chiết xuất nước vối cũng có tác dụng với các tình trạng kiết lỵ, khó tiêu và giảm các triệu chứng đau bụng.

Các thành phần kể trên kích thích ruột và bao tử tiết nhiều dịch tiêu hóa để nhanh chóng tiêu thụ thức ăn, tránh tích tụ thực phẩm gây khó tiêu. Trong nụ vối còn chứa hợp chất tannin và tinh dầu kháng khuẩn và bảo vệ niêm mạc ruột.

2. Hỗ Trợ Điều Trị Tiểu Đường

Đã có một số nghiên cứu về tác dụng chống đái tháo đường của hợp chất DMC từ nước vối. Hàm lượng polyphenol làm giảm mức đường huyết sau khi ăn và làm giảm lượng đường trong máu.

DMC đã được chứng minh là làm tăng sự hấp thu glucose, giảm sự tích tụ lipid và thúc đẩy quá trình oxy hóa axit béo. Nó có khả năng ức chế sự biệt hóa của các tế bào mỡ trong mô hình tế bào.

Hợp chất flavonoid trong trà nụ vối rất hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt, trong trà vối của Trà Việt có cỏ ngọt tạo vị ngọt tự nhiên cho trà và an toàn cho người bị tiểu đường.

Các hoạt động chống đái tháo đường và chống vi khuẩn không phải là chỉ định điều trị của cây vối trong y học cổ truyền. Nhưng những kết quả nghiên cứu này đã gợi ý mạnh mẽ về ứng dụng lâm sàng tiềm năng của cây này trong cuộc chiến chống lại các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và béo phì.

3. Giảm Mỡ Máu

Nụ vối có chứa chất beta-sitosterol, giúp cơ thể điều hòa chuyển hóa cholesterol và hỗ trợ giảm mỡ máu. Nhờ đó, uống trà vối hàng ngày giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch.

4. Bảo Vệ Thận

Cây vối có thành phần chính là flavonoid, làm giảm rõ ràng nồng độ nitơ urê trong máu và creatinin huyết tương. Nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng chống lại nhiễm độc cadimi, giảm hoại tử ống thận nặng, thoái hóa không bào và thay đổi cấu trúc cầu thận.

5. Bảo Vệ Gan

Hợp chất DMC trong cây vối cũng cho thấy tác dụng bảo vệ chống lại độc tính trên gan do H2O2 gây ra. Cụ thể, DMC làm giảm mức NO và lactate dehydrogenase (LDH), ức chế sự tích tụ MDA và khôi phục mức glutathione (GSH) đã giảm bên trong tế bào gan.

Kiểm tra mô bệnh học cũng cho thấy chiết xuất (200 mg / kg) cải thiện sự sưng tấy của thành phế nang, xung huyết phế nang và tổn thương mô gan.

6. Điều Trị Bệnh Cúm

Một trong những công dụng phổ biến nhất của lá vối trong y học cổ truyền Việt Nam là điều trị bệnh cúm. Các nghiên cứu hiện tại cho thấy các flavonoid C-methyl hóa là các hợp chất chịu trách nhiệm cho hoạt động chống cúm.

7. Chăm Sóc Sức Khỏe Răng Miệng

Dịch chiết lá methanol đã được thử nghiệm chống lại sáu chủng vi khuẩn Gram dương, hai chủng vi khuẩn Gram âm và một loài nấm. Hơn nữa, chiết xuất cũng cho thấy hoạt tính chống lại vi khuẩn Streptococcus mutans (sinh vật mảng bám răng) bằng cách ức chế sản xuất axit và hình thành màng sinh học theo cách phụ thuộc vào liều lượng.

8. Giảm Cân

Hợp chất tannin trong nụ vối và hồng trà có thể ức chế hoạt động của men alpha glucosidase. Giúp làm chậm sự hấp thu đường và chất béo, hỗ trợ cho việc giảm cân.

Nguồn tham khảo: Sở Y tế Nam Định 

Hướng Dẫn Sử Dụng Trà Vối

Nước lá vối dịu ngọt mang đến cảm giác thanh mát khi uống vào mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách nấu thì nước sẽ có mùi ngái, khá khó chịu đối với người mới uống lần đầu. Trà Việt sẽ mách cho bạn một số mẹo để nấu ra nước vối có mùi thơm và vị dễ uống.

Pha Chế Trà Lá Vối Tại Nhà Với Nụ Và Lá Vối Tươi

Nụ Vối Khô Của Trà Việt

Nụ Vối Khô Của Trà Việt

Để nấu nước vối ngon, bạn cần ủ lá và nụ vối. Cách làm vô cùng đơn giản nên bất cứ ai cũng có thể làm tại nhà.

  1. Rửa sạch lá vối tươi
  2. Ngâm lá trong nước, cứ một ngày thay nước một lần
  3. Sau 3 lần thay nước bạn lấy lá ra và phơi khô
  4. Bảo quản lá khô trong túi ni lông và cột kín miệng túi

Sau đó, bạn dùng lá vối khô để hãm thành nước trà. Tuy nhiên, cần lưu ý một số bí quyết sau để trà vối thơm ngon và đậm đà.

Chuẩn bị:

  • Lá hoặc nụ vối khô
  • Ấm trà
  • Nước sôi

Thực hiện:

  1. Rửa sạch nụ và lá vối khô.
  2. Vắt cho ráo nước.
  3. Tráng ấm trà bằng nước sôi.
  4. Cho lá và nụ vối vào ấm. Thêm nước và đổ nước đó đi.
  5. Thêm nước sôi lần hai. Đậy nắp ấm.
  6. Thưởng thức nóng sau 15 phút, hoặc để nguội để dùng trong ngày.

Nước vối tuy có nhiều tác dụng, nhưng bạn nên uống theo liều lượng phù hợp, khoảng một ấm mỗi ngày. Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc có nên uống trà vối hay không.

4 Bước Pha Trà Vối Trà Việt

Pha Trà Vối Tại Nhà Với Túi Trà Của Trà Việt

Pha Trà Vối Tại Nhà Với Túi Trà Của Trà Việt

Trà vối của Trà Việt được đóng gói thành từng túi lọc 2.5 gram giúp bạn tiết kiệm thời gian sơ chế và đảm bảo được một liều lượng thích hợp cho mỗi lần uống. Thưởng thức công thức độc đáo này của chúng tôi chỉ trong 5 phút với hướng dẫn bốn bước dưới đây.

Pha Nóng:

  1. Đun sôi nước: Đun sôi nước lọc để không làm biến đổi hương vị của thức uống. 
  2. Làm ấm ấm trà: Đổ một ít nước nóng vào ấm trà và đổ bỏ nước đó đi. Cách làm này giúp trà không bị nguội nhanh.
  3. Hãm trà: Đổ nước nóng vào ấm trà trước và thêm túi trà vào ấm. Thứ tự như vậy sẽ giúp giữ được màu trà, hương thơm và còn có khả năng chống tạo bọt. Đậy nắp ấm và hãm trong 3 phút. Hương vối sẽ tỏa ra từ từ theo hơi nước nóng. Không nên ngâm quá lâu sẽ làm cho nước trà có vị không ngon.
  4. Thưởng trà: Lấy túi trà ra và rót trà nóng vào tách trà.

Nước trà sau khi pha có màu vàng đậm như mật ong. Khi mới uống, bạn sẽ thấy trà có vị đắng nhẹ, nhưng khi nếm kỹ bạn sẽ cảm nhận được chút ngọt từ cỏ ngọt. Đặc trưng nhất chính là hương thơm ngai ngái của nụ vối.

Pha Lạnh:

  1. Cho túi trà vối và nước nguội vào ấm pha hoặc bình thủy tinh.
  2. Đậy nắp bình và để trong tủ lạnh ít nhất 6 giờ đến 24 giờ.
  3. Sau thời gian đó, lấy túi trà ra và rót trà ra ly.

1 phút xem video để bạn có thể tự pha trà vối tại nhà!

Bảo Quản Trà Vối

Các thành phần trong trà vối của Trà Việt đều đã được sấy khô và lưu trữ trong túi hút chân không. Vì vậy, bạn có thể bảo quản trà ở nhiệt độ phòng.

Tuy nhiên, cần giữ các túi trà tránh xa ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm cao, và các mùi mạnh khác. Bạn nên để trà trong tủ kiếng ở phòng khách. Sau khi mở túi, hãy dùng ngày chứ đừng để trà tiếp xúc lâu với không khí.

Câu Hỏi Thường Gặp

Bảo Quản Trà Vối Trong Túi Hút Chân Không

Bảo Quản Trà Vối Trong Túi Hút Chân Không

Trà vối có tác dụng gì? 

  1. Hỗ trợ điều trị gout
  2. Hỗ trợ điều trị tiểu đường
  3. Giảm mỡ máu
  4. Hỗ trợ đường tiêu hóa
  5. Lợi tiểu
  6. Đẹp da và giảm cân

Trà vối có giúp tôi giảm mỡ bụng không?

Có. Các chất trong nụ vối thúc đẩy tốc độ tiêu hóa thức ăn và phân hủy chất béo, do đó, giúp bạn giảm cân.

Trà vối có làm tôi buồn ngủ không?

Không. Trà vối của Trà Việt có chứa caffeine của hồng trà, giúp chấm dứt các cơn buồn ngủ vặt và giúp bạn tỉnh táo hơn.

Uống trà vối có tốt cho người bị tiểu đường không?

Có. Hợp chất flavonoid trong nụ vối và hồng trà rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường. 

Làm sao để nước vối không có mùi ngái?
Nấu hoặc hãm trà vối từ lá và nụ vối khô để giảm mùi ngái. Hoặc bạn có thể bổ sung thêm một số thành phần khác như hồng trà, cỏ ngọt, và một số loại thảo mộc để át đi mùi ngái đặc trưng của lá vối tươi.

Uống nước vối hại thận là quan điểm đúng hay sai?

Uống nước vối không hại thận. Chất flavonoid trong lá vối được chứng minh là có tác dụng bảo vệ thận.

Duy Trì Uống Trà Vối Mỗi Ngày Để Phòng Ngừa Nhiều Bệnh

Các chuyên gia y học đã xác nhận rằng trà vối có nhiều lợi ích sức khỏe, nên bạn có thể uống nó hàng ngày. Đồng thời, trà có vị ngon dễ uống, phù hợp nhất với người mới uống trà và người lớn tuổi.

Để có thể đạt được những lợi ích sức khỏe kể trên, cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm. Bạn hãy tập cho mình một thói quen uống trà vối hoặc các loại trà thảo mộc khác sau mỗi bữa ăn để tiêu hóa tốt, hoặc trước khi đi ngủ để ngủ ngon hơn.

Thông tin bổ sung

Trọng lượng25 g
Xuất xứ

Hà Nội

Nguyên liệu

Nụ vối, cỏ ngọt, trà đen

Nhiệt độ nước

100°C

Thời gian pha

5 phút

Màu nước

Đỏ nâu nhạt

Hương trà

Hương thơm ngai ngái đặc trưng của lá vối

Vị trà

Ngọt thanh

Số lần pha

1 lần

Loại Hộp

kim tự tháp 10 – trà Vối + Cà Phê, kim tự tháp 15 – trà Vối + Cà Phê + Quế, Kim tự tháp 5

1 đánh giá cho Trà Vối

  1. Phan Anh Tú

    Trà thơm mùi vối, nhưng vị lại ngọt ngọt rất dễ uống.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.