Như thế nào gọi là Trà Ngon ?

Trà Ngon

Trà Ngon

Một điều khó với tất cả những người uống trà là mô tả được cảm giác “ngon” hay “dở” khi uống trà. Tôi thường được nghe 2 từ phổ biến nhất là Đắng và Ngọt Hậu, nhưng như thế thì quá chung chung trong khi thế giới hương vị trà rất phong phú.

Đây là bài viết giúp bạn dễ hình dung hơn về ” Trà Ngon là gì ? ”

Trà Ngon : Chỉ dẫn hương vị

Một “từ điển” các tính từ mô tả hương vị sau đây sẽ giúp bạn vượt qua sự chung chung và nắm bắt tốt nhất các hương vị cụ thể từng loại trà, làm phong phú thêm thế giớ trà của bạn.
Nên nhớ rằng không có mùi vị độc lập hay biên giới nghiêm ngặt nào giữa các từ này, mùi vị luôn tồn tại phức hợp và đôi khi các từ mô tả chồng lấp lên nhau.
Khi nếm thử, chúng ta đánh giá 3 khía cạnh của trà: mùi hương, vị và dịch trà.

Mùi hương

Là các phẩm chất của trà được cảm nhận bằng mũi.  Bạn có thể thưởng thức hương trà ở cả nước trà và sợi trà vừa pha trong ấm. Tôi thường thích thưởng thức mùi hương trong ấm trà khi vừa rót ra hết.
các loại trà

Trà Ngon – các loại trà

  1. Mùi thân thảo: mùi cốm, mùi cỏ cắt, mùi rau luộc, mùi lá khô
  2. Mùi biển: mùi tanh, mùi rong biển, mùi i-ốt
  3. Mùi hoa
  4. Mùi trái cây
  5. Mùi gia vị: mùi quế, cam thảo…
  6. Mùi bơ sữa
  7. Mùi ngọt: vani, mật ong, phấn hoa
  8. Mùi đậm: sô cô la, caramel, mứt
  9. Mùi bụi rậm: mùi mùn, lá ẩm, rêu…
  10. Mùi đất: nấm mốc, đất ẩm, bụi, đá
  11. Mùi gỗ
  12. Mùi da: thuộc da, mồ hôi…
  13. Mùi cháy: cà phê rang, bánh mì nướng
  14. Mùi khói
  15. Mùi kim loại

Vị

Có 5 vị cơ bản
  1. Ngọt (đầu lưỡi)
  2. Mặn (giữa)
  3. Chua (2 bên)
  4. Đắng (cuối lưỡi)
  5. Umami: mùi thịt

Tham khảo : các vị cơ bản

Nước trà

Đây là một trong những đặc tính tinh tế nhất, thường bị những người bình thường bỏ qua, nhưng đây là tiêu chí đánh giá rõ ràng giữa trà “ngon” và “dở”
Bộ ấm chén thủy tinh đối ẩm

Trà Ngon – màu nước trà

  1. Chát: vị chát do tanin, đôi khi kèm vị khô
  2. Đầy: mô tả nước trà có kết cấu tốt với đồ dầy nhất định, đôi khi gọi là “đầy khối”
  3. Xuôi: mô tả nước trà mềm, ít chát, dễ chịu
  4. Bám miệng: một cảm giác “viên mãn” trong miệng, hương vị đọng tròn trong khoang miệng
  5. Dẻo: mô tả kết cấu nước có độ kết dính (sánh)
  6. Phấn: mô tả vị chát nhẹ với cảm giác như có một lớp bột mịn trong miệng
  7. Gắt: cảm giác se mạnh trong miệng, thường là do chất lượng trà kém hoặc ngâm quá lâu
  8. Đằm: mô tả vị trà ngon, rất dầy nước.
  9. Tròn: hương vị trà lấp đầy khoang miện, gần như tính bám miệng
  10. Mượt: mô tả nước trà hơi dai, hơi “nhờn”, mượt như lụa
  11. Mịn: nước trà có chút chát nhẹ và không khó chịu
  12. Cứng: chủ yếu nói về tanin, bám đầy khoang miệng
  13. Dịu: mô tả nước trà dịu hơn, không gằn
  14. Dầy: mô tả nước trà nhờn giống dầu hoặc kem
  15. Nhờn: nước trà tròn trong miệng và hơi béo
  16. Nhung: nước hơi dầy, giống như nhung
  17. Lỏng: mô tả nước trà không có vị chát, không kết dính

Các mô tả khác trong nếm thử trà

  1. Đầy: mô tả nước trà vừa đầy, tròn, hương vị bám miệng
  2. Giàu hương: mô tả trà phong phú nhiều hương vị
  3. Mỏng hương: môt tả mùi hương ban đầu rất dễ bay và giảm nhanh
  4. Cân bằng: đặt được sự mượt mà trong mùi vị và kết cấu nước trà tốt.
  5. Trội hương: mô tả một số mùi vị quá mạnh trong nước trà
  6. Hậu vị dài/ngắn: mùi vị lưu lại lâu/mau trong khoang miệng sau khi nếm thử

Tham khảo : các loại trà 

Hồng trà. - Ấm chén sứ trắng - Tác dụng của trà xanh

Trà Ngon – Hồng trà

Trà Ngon – kết hợp với cách pha trà tốt

Bí quyết trong cách pha trà ngon nằm trong 3 yếu tố: Nhiệt độ nước, thời gian hãm và lượng trà đủ.

Mọi người thường nghĩ pha trà rất công phu phức tạp, nên cũng hình thành 2 “trường phái”: một là hời hợt vì không thích tìm hiểu. Hai là sa đà vào những phương thức huyền hoặc không thực tế. Tôi sẽ chỉ cho bạn 3 điểm đơn giản để có một chén trà ngon.

1 – Nhiệt độ nước

Tất nhiên pha trà phải dùng nước nóng, nhưng nóng bao nhiêu thì mỗi loại trà lại thích hợp với một nhiệt độ khác nhau. Nước vừa sôi chỉ phù hợp với trà đen hoặc trà ô long già. Nó cần nhiệt độ cao để phá vỡ các kết cấu và phát tán hương vị. Nhưng phải dùng nước nguội hơn cho các loại trà có hương vị tinh tế, như trà xanh, trà ô long.

Nước quá nóng sẽ làm trà bị “cháy”, làm cho trà bị đắng chát và mất đi các hương vị tinh tế. Nhưng nước quá nguội cũng sẽ làm hương vị trà yếu đi rất nhiều vì các hợp chất trong trà không được hòa tan.

2 – Lượng trà

Lượng trà quá nhiều sẽ làm trà quá đắng (và tốn kém ^__^). Nhưng quá ít trà thì hương vị sẽ rất yếu không đủ thưởng thức. Tuỳ vào từng loại trà sẽ có định lượng khác nhau. Một tỉ lệ mà các bạn có thể bắt đầu thử là 8g trà cho một ấm 300ml. Sau đó bạn có thể gia giảm lượng trà cho phù hợp với khẩu vị của mình.

3 – Thời gian hãm

Kỵ nhất trong pha trà là “ngâm” trà, nhưng lỗi này hầu hết mọi người đều mắc phải. Nó sẽ làm trà quá đắng chát và có mùi nẫu. Giống như nhiệt độ nước, mỗi loại trà sẽ phù hợp với một thời gian hãm nhất định. Trà đen, trà ô long có thể ngâm lâu hơn, nhưng trà xanh thì nhanh hơn nhiều.

Nhìn chung thời gian hãm trà được tính bằng giây chứ không phải bằng phút

7 bước pha trà để Trà Ngon hơn

Đây là cách pha trà 7 bước được Trà Việt khuyến khích. Các bạn cần có: trà, ấm chén và chuyên trà để bắt đầu

  1. Đun nước : Một lần nữa chắc chắn rằng nước bạn có là nước đóng chai đã được lọc, không phải nước khoáng hay nước máy. Hầu hết các loại trà đều pha trà dưới nhiệt độ sôi, trong khoảng 75°C – 98°C tuỳ loại.
  2. Làm nóng ấm chén: Khi ấm đun nước gần đạt độ sôi, bạn rót nước vào ấm, đậy nắp lại. Khi ấm trà nóng lên, bạn rót hết nước ra chuyên trà và các ly.
  3. Đong trà : Cho trà vào ấm, lượng trà ít nhiều tuỳ từng loại. Thông thường là 1/5 đến 1/2 ấm trà.
  4. Đánh thức trà: rót nước nóng ngập trà và đổ đi càng nhanh càng tốt..
    • Đây không phải là nước để uống. Nó có tác dụng “đánh thức” để các lá trà bắt đầu nở ra.
    • Nước nóng đánh thức trà không phải là nước sôi.
  5. Hãm trà: Đổ nước nóng vào đầy ấm, đậy nắp ấm và hãm trà trong khoảng 10-40 giây tuỳ loại trà. Đây là công đoạn quan trọng nhất. Hãy đảm bảo nhiệt độ nước và thời gian hãm phù hợp với loại trà.
  6. Rót trà: sau 10-40 giây, rót hết nước từ ấm trà vào chuyên. Rồi từ chuyên mới rót ra các chén uống trà. Chuyên trà lúc này rất quan trọng, giúp bạn ngừng ngay quá trình hãm trà trong ấm. Bạn nên rót nhanh và rót hết nước trong ấm ra chuyên.
    • Đảm bảo nước trong ấm được rót ra hết, không để nước dư trong ấm.
    • Mở nắp ấm sau khi rót trà ra chuyên, để trà không bị “nẫu” vì nhiệt độ cao trong ấm.
  7. Hãm trà lần tiếp theo : Lặp lại bước 5 và bước 6 cho các lần pha tiếp theo. Lần hãm sau thường có thời gian lâu hơn so với lần pha trước.
    • Nếu nước trà đầu tiên quá nhạt hoặc quá đậm, hãy điều chỉnh thời gian ở lần hãm tiếp theo.
    • Trà ngon và pha khéo, bạn có thể lặp lại 5-8 lần hãm trà, trước khi hương vị trở nên quá nhạt.
Cách pha trà Ô Long - hãm trà lần tiếp theo

Trà Ngon – các bước pha trà

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.