5 bước chế biến trà Ô Long

Phương pháp chế biến trà Ô long Đài Loan nổi tiếng là một trong những phương pháp tốt nhất trên thế giới. Hòn đảo này sản xuất hơn mười loại Trà Ô Long, mỗi loại có đặc trưng và hương vị riêng biệt. Có rất nhiều bước trong cách chế biến trà Ô long và mỗi bước đều ảnh hưởng đến hương vị của trà thành phẩm.

Đây cũng là phương pháp chế biến trà Ô Long phổ biến của vùng Bảo Lộc – Lâm Đồng do những nghệ nhân làm trà Ô Long Đài Loan hướng dẫn hoặc trực tiếp thực hiện các công đoạn. Trà Ô Long của Trà Việt cũng được làm từ Bảo Lộc.

Cách chế biến trà Ô Long có gì đặc biệt ?

Giống như hầu hết các loại trà khác, trà Ô Long được làm từ lá của cây Camellia sinensis. Giống như các loại trà khác, hương vị độc đáo của trà Ô Long đến từ cách chế biến. Mức độ oxy hóa của trà Ô long thay đổi từ 8-85%, nằm giữa Trà xanh (oxy hóa 0%) và Trà đen (oxy hóa 100%).

Mức độ oxy hóa và nhiều cách chế biến, mang đến cho Trà Ô Long phổ rộng về hương vị và đặc tính. Tuỳ theo mức độ oxy hoá của loại trà này, hương vị cũng thay đổi từ mùi hương của hoa, đến vị ngọt nhẹ của trái cây. Sau cùng trà mang hơi hướng của gỗ mục và khói bếp.

Dưới đây là 5 bước trong quy trình chế biến trà Ô Long chuyên nghiệp, mời bạn cũng khám phá :)

1 – Thu hái

Chúng ta có thể thu hoạch trà 4 đến 6 vụ trong một năm. Mỗi lần thu hoạch cách nhau khoảng 60 ngày. Đó là khoảng thời gian lý tưởng để cây trà có thể ra những búp mới với 3 hoặc 4 lá non.

Việc thu hái cũng phải được làm một cách bài bản và tỉ mỉ theo đúng quy trình. 
– Hái búp trà cùng 3 đến 4 lá non tiếp theo
– Dùng dao lam hái từng búp trà để tránh việc bị dập lá
– Trà sau khi hái không quá 2 giờ đồng hồ, phải đưa về để tiếp tục quá trình ôxy hoá

Đồi trà ô Long Bảo Lộc - búp trà

Độ dài búp trà Ô Long được thu hoạch

2 – Làm héo và ôxy hoá

Sau khi lá trà được thu hoạch, các enzyme bên trong lá ngay lập tức bắt đầu các phản ứng hóa học tạo ra hương vị và mùi thơm của trà. Lá bắt đầu héo ở giai đoạn này vì độ ẩm bị mất.

Người làm trà có thể kiểm soát việc này bằng cách kiểm soát độ ẩm của lá trà bị mất trong một quy trình được gọi là làm héo. Người làm trà phải chú ý cẩn thận đến điều kiện thời tiết và trạng thái của lá để đạt được hiệu quả mong muốn. Đây là lúc mà kỹ năng của người làm trà là cần thiết nhất.

Đồi trà ô Long Bảo Lộc - phơi héo trà

Trà hái xong phải được phơi héo dưới nắng nhẹ và gió trong quy trình chế biến trà ô long

Hong gió

Búp trà sau khi hái về thường được trải ra ngoài trời để làm héo dưới ánh nắng mặt trời. Ở bước này, chúng ta không phơi trà dưới ánh nắng trực tiếp mà phải dùng tấm che để hạn chế ánh nắng. Người làm trà tung và dịch chuyển lá để đảm bảo phơi đều, và kích thích lưu thông trong lá, để gây mất nước đồng đều. Sau khi là héo dưới nắng mặt trời ban đầu, trà được di chuyển vào trong nhà để tiếp tục làm héo.

Hong mát

Theo cách truyền thống, bước làm héo trong nhà sử dụng các khay tre đan tròn được xếp chồng lên nhau trên giá đỡ. Các cơ sở chế biến hiện đại hơn sử dụng các khay có khung thép lớn hơn nhiều, được đặt và xếp chồng lên nhau – cung cấp diện tích bề mặt lớn hơn và lưu thông không khí đồng đều.
Sau khi kiểm tra thấy độ ẩm của trà đã giảm khoảng 1/3, lúc đó trà đã sẵn sàng cho bước tiếp theo.

Quay thơm 

Sau khi trà được làm héo sẽ trải qua quá trình quay thơm bằng cách cho trà vào những cái lồng quay bằng tre, sau đó quay từ 15 đến 20 vòng để tạo ra mùi thơm cho trà.

Sự Oxy hoá

Quá trình oxy hóa gây ra nhiều phản ứng hóa học trong lá trà, định hình thêm hương vị của trà. Trong bước này, thành tế bào của lá trà bị phá vỡ để cho phép tiếp xúc với oxy. Sự kích động vật lý phá vỡ các thành tế bào. Với độ ẩm cạn kiệt và tiếp xúc với không khí, phản ứng hóa học của quá trình oxy hóa xảy ra.

Sự oxy hóa, bên cạnh việc thay đổi hương vị của trà, còn làm thay đổi màu sắc của lá thành màu sắc đậm hơn. Càng nhiều oxy hóa, màu càng đậm. Đó là lý do tại sao Hồng trà (trà bị oxy hóa hoàn toàn) có màu đỏ đậm.

Sự oxy hóa cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự khác biệt giữa Trà Ô long và Trà xanh. Trà Ô Long, có độ oxy hóa 8-85%, có thể có màu từ xanh lá cây đến màu đỏ. Ở đây, kỹ năng và kinh nghiệm của người làm trà một lần nữa đóng vai trò rất quan trọng để kiểm soát mức độ oxy hóa cho loại trà mong muốn.

3 – Xào trà

Sau khi đạt được mức độ oxy hóa mong muốn, quá trình oxy hóa bị dừng lại do nhiệt độ cao làm nóng lá cây trong một quá trình gọi là ” diệt men “, hay còn gọi là làm ngừng quá trình oxy hoá. Bước này vô hiệu hóa các enzyme chịu trách nhiệm cho quá trình oxy hóa, do đó ngăn chặn sự biến đổi hóa học.

4 – Vò nén và sấy khô

Sau quá trình ” diệt men “, các búp trà được cuộn và sấy khô. Trong giai đoạn này, lá trà Ô long trải qua quá trình cán máy hiện đại mang hình dạng quả bóng đặc trưng. Lá trà Ô long bán cuộn có thể được cuộn chặt hơn thành dạng lá khô hình tôm bằng cách sử dụng các phương pháp truyền thống hơn.

Trong quá trình cuộn và sấy khô, lá được cho vào bao tải vải được buộc chặt. Gói này sau đó được đặt vào một máy cán cuộn nó theo chuyển động tròn, làm cho những chiếc lá bóng lên. Sau những khoảng thời gian ngắn, trà được đổ ra cái khay lớn đan bằng để tách là trà. Sau đó, chúng được đưa vào các máy băng tải nhiệt độ thấp, làm khô lá từ từ.

Đồi trà ô Long Bảo Lộc - nhà máy trà ô long

Trà đang được sấy khô từ từ

5 – Rang trà

Sau giai đoạn vò nén và sấy khô, tuỳ thuộc vào loại trà cũng như hương vị mà người sản xuất muốn hướng tới, họ sẽ tiến hành quy trình rang. Đây là một quy trình đòi hỏi người làm phải dày dặn kinh nghiệm về kĩ thuật rang. Nó được ví von như ” một nghệ thuật” mà người làm phải trải qua nhiều năm đúc kết kinh nghiệm. Ngoài ra, những nghệ nhân rang trà còn phải tính toán đến các yếu tố tác động khác của môi trường như việc chăm sóc cây trà, thời gian và điều kiện thu hoạch cũng như quy trình sản xuất đến khi trà được sấy khô. Và cuối cùng là quy trình rang để đạt được hương vị tốt nhất cho trà

Mình đã tổng hợp các bước chế biến trà Ô long cơ bản. Tuy nhiên, từng bước này đều cần sự tinh tế, tỉ mỉ và chuyên tâm của người làm trà mới tạo ra được một mẻ trà ngon. Hy vọng bài viết hữu ích với những kiến thức mà Trà Việt gửi đến bạn trong bài viết này.

4 Bình luận về “5 bước chế biến trà Ô Long

    • Mộng Kiều

      Chào bạn.
      Trà Ô Long là một loại trà đặc biệt cầu kì trong cách chế biến, phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau và mất từ 36-48 giờ liên tục trong nhà máy mới ra được thành phẩm. Còn các loại trà khác, ví dụ như trà xanh thì quy trình chế biến đơn giản hơn rất nhiều.

      Mình ví dụ quy trình chế biến trà xanh sẽ qua các công đoạn sau:
      Nguyên liệu – Xào diệt men – Vò định hình – Sấy khô – Phân loại.

      Trà đen hoặc hồng trà sẽ thêm công đoạn ủ cho trà oxy hoá sau khi vò. Còn trà trắng thì lại càng đơn giản hơn nữa. Chỉ là hái nguyên liệu rồi phơi dưới nắng cho khô là xong thôi.

      Trả lời
    • Quang Phát

      Mình muốn học cách chế biến trà Ô Long mà không biết học từ đâu, từ ai. Bạn có thể chỉ giúp mình được không? Mình là người rất đam mê các loại trà. ĐT của mình: 0962.782236. Rất mong được hồi âm.

      Trả lời
      • Mộng Kiều

        Cách chế biến trà thì mình nghĩ chắc khó có thể chia sẻ tường tận, vì mỗi nhà máy làm trà ô long đều có các chuyên gia để kiểm soát chất lượng trà. Đó là bí quyết riêng của mỗi nhà máy. Bạn có thể xin vào tham quan nhà máy làm trà để quan sát. Tụi mình thỉnh thoảng vẫn đi tham quan như vậy ở Bảo Lộc.

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.